Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Thực trạng và quy trình training nhân viên bán hàng hiện nay

Kiến thức

Thực trạng và quy trình training nhân viên bán hàng hiện nay

29 Tháng Mười, 2023

Xây dựng quy trình đào tạo nhân viên bán hàng là công việc quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm thực hiện. Vậy quy trình training nhân viên sẽ có những phương pháp gì và bao gồm những bước nào giúp doanh nghiệp đào tạo nhân viên hiệu quả? Trong bài viết sau đây, GoSELL sẽ chia sẻ chi tiết để bạn thuận tiện tham khảo.

Thực trạng và quy trình training nhân viên bán hàng hiện nay

Thực trạng của việc training nhân viên bán hàng ngày nay

Trước khi đi sâu vào quy trình training nhân viên bán hàng, hãy cùng GoSELL tìm hiểu sơ qua thực trạng của việc đào tạo nhân viên ngày nay. Điển hình như:

Thực trạng của việc training nhân viên bán hàng ngày nay
Thực trạng của việc training nhân viên bán hàng ngày nay

Doanh nghiệp chưa xác định rõ nhu cầu đào tạo là gì?

Việc phân tích và xác định rõ nhu cầu đào tạo giúp doanh nghiệp sắp xếp được thứ tự ưu tiên hoặc các mức độ cấp thiết của nhu cầu để đưa ra chương trình đào tạo phù hợp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng xác định được nhu cầu đào tạo của mình ngay từ đầu, và thường đắn đo không biết liệu kiến thức này có phù hợp với từng bộ phận nhân viên bán hàng hay không? Từ những đắn đo đó dẫn đến thực trạng doanh nghiệp chưa xây dựng được các chương trình đào tạo sát với mong muốn của nhân viên.

Lộ trình đào tạo chưa bài bản

Để xây dựng quy trình đào tạo nhân viên bán hàng một cách bài bản, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian nghiên cứu giáo án, lộ trình đào tạo. Tuy nhiên, cũng đã có không ít doanh nghiệp bỏ qua bước này khi tiến hành xây dựng quy trình training. Từ đó, dẫn đến việc tổ chức đào tạo chưa bài bản và xảy ra tình trạng nhân viên khó sắp xếp công việc của mình để tham gia khóa học đầy đủ.

Kinh phí đào tạo nhân viên còn eo hẹp

Quá trình đào tạo nhân viên bán hàng cần được thực hiện thường xuyên trong một khoảng thời gian dài, nhằm duy trì và nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng của đội ngũ bán hàng. Để họ gia tăng năng suất làm việc, tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn và giúp doanh thu tăng trưởng đáng kể. Vậy nên chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là tương đối lớn. Nếu như đầu tư không đủ, điều này sẽ làm gián đoạn đến chương trình và chất lượng đào tạo, cũng như trải nghiệm học tập của nhân viên.

Phương thức đào tạo chưa thực sự phù hợp

Việc phải tiếp nhận một lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian ngắn sẽ dẫn đến quá tải, hơn nữa các doanh nghiệp thường yêu cầu nhân viên trong quá trình tham gia đào tạo vẫn phải hoàn thành công việc được giao. Điều này khiến họ bị phân tâm, không thể tập trung vào khóa học.

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến và cho phép nhân viên lựa chọn khung giờ tham gia khóa học. Đồng thời, khi áp dụng phương thức này, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi tiến trình đào tạo nhân viên dễ dàng.

Xem thêm: Hướng dẫn quy trình đào tạo nhân viên mới trong 3 tháng

Một số phương pháp giúp doanh nghiệp training nhân viên hiệu quả

Vừa rồi là thực trạng của việc đào tạo nhân viên bán hàng ngày nay, trong phần này GoSELL sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp doanh nghiệp training hiệu quả.

Một số phương pháp giúp doanh nghiệp training nhân viên hiệu quả
Một số phương pháp giúp doanh nghiệp training nhân viên hiệu quả

Đào tạo thực tế – học thật, làm thật

Theo một nghiên cứu từ Brainshark, khi nhân viên được đào tạo thực tế – học thật, làm thật thì chỉ số ROI có thể tăng lên đến 4 lần. Hơn nữa, đào tạo thực tế cũng cung cấp cho nhân viên bán hàng những kinh nghiệm cần thiết để xử lý công việc và các tình huống phát sinh. Ví dụ, trong buổi đào tạo, doanh nghiệp có thể phát lại một số đoạn ghi âm cuộc gọi telesale thành công hoặc thất bại, để các nhân viên cùng học hỏi và rút kinh nghiệm.

Chia sẻ câu chuyện thành công để tạo động lực làm việc

Bên cạnh việc đào tạo thực tế, doanh nghiệp có thể chia sẻ các câu chuyện thành công để bài giảng thêm phần thú vị, mà nhân viên bán hàng cũng có cảm hứng nhiều hơn. Việc chia sẻ những thành công là cách được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, giúp nhân viên cảm thấy có động lực và khuyến khích họ làm việc chăm chỉ hơn.

Sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến

Như đã có nói ở phần trước, doanh nghiệp nên ứng dụng phương pháp đào tạo trực tuyến khi thực hiện training. Phương pháp này rất phù hợp với:

  • Các doanh nghiệp có hệ thống kinh doanh tại nhiều cơ sở, chi nhánh.
  • Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tập hợp đội ngũ bán hàng vào cùng một thời gian, địa điểm để tổ chức khóa đào tạo với đầy đủ các thành viên.
  • Hay các nhân viên bán hàng có lịch trình bận rộn như thường xuyên đi thị trường, gặp khách hàng,…

Đặc biệt, khi sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, doanh nghiệp có thể lưu trữ các bài giảng để khi có nhu cầu, nhân viên có thể truy cập vào bài giảng này để xem lại. Đây cũng là phương pháp training mà GoSELL đang áp dụng để truyền tải kiến thức về sản phẩm cho đội ngũ nhân viên (CS) của mình.

Các bước triển khai quy trình training nhân viên bán hàng dành cho doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu được những thực trạng và một số phương pháp giúp training nhân viên bán hàng hiệu quả. Tiếp theo, hãy cùng GoSELL khám phá chi tiết các bước triển khai quy trình đào tạo nhân viên bán hàng, cụ thể như sau:

Các bước triển khai quy trình training nhân viên bán hàng dành cho doanh nghiệp
Các bước triển khai quy trình training nhân viên bán hàng dành cho doanh nghiệp

Đào tạo kỹ về kiến thức sản phẩm của công ty

Đối với mỗi khách hàng, nhân viên sẽ bắt gặp vô số các tình huống khác nhau và không thể lường trước các câu hỏi mà khách hàng đặt ra. Vì vậy, việc nắm chắc kiến thức sản phẩm của công ty là điều căn bản nhất đối với một nhân viên bán hàng. Điều này sẽ giúp đội ngũ sale của doanh nghiệp đưa ra các câu trả lời thuyết phục nhất khi đối mặt với các câu hỏi khó của khách hàng về sản phẩm.

Trong đó, một số thông tin sản phẩm quan trọng mà nhân viên cần nắm rõ như công dụng, lợi ích, đối tượng khách hàng phù hợp,… Ngoài ra, các kiến thức về so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh cũng cần phải được trang bị kỹ càng. Nhằm giúp nhân viên giải thích được lý do vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì của đối thủ.

Đào tạo văn hóa làm việc

Văn hóa làm việc ở đây được hiểu là những ý nghĩa, niềm tin, nhận thức được các thành viên trong công ty xem xét, bàn bạc với nhau để đưa ra. Tác động của văn hóa làm việc đến hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức là rất lớn như trong giao tiếp nội bộ, cộng tác, hay hoạt động văn hóa văn nghệ,…

Việc đào tạo văn hóa làm việc cho nhân viên bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu phát triển, tạo động lực làm việc cho nhân viên để nâng cao lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét việc xây dựng các tiêu chuẩn văn hóa nơi làm việc và khuyến khích nhân viên tuân thủ, chẳng hạn như trung thực với khách hàng, giúp đỡ đồng nghiệp, có trách nhiệm khi làm việc nhóm,…

Đào tạo các kỹ năng bán hàng cần thiết

Trong đó, nhân viên bán hàng cần trang bị một số kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng chào hỏi: đây là yếu tố quyết định việc khách hàng có muốn tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp hay không. Vậy nên cách chào đón khách hàng của nhân viên khi bắt đầu trò chuyện nhất định phải tạo được ấn tượng thật tốt.
  • Kỹ năng đặt câu hỏi với khách hàng: khi vừa bắt đầu cuộc trò chuyện, nhân viên bán hàng cần biết cách khai thác thông tin của khách hàng tiềm năng và dẫn dắt họ bằng cách đặt câu hỏi. Nhân viên nên đặt ra những câu hỏi thông minh, khai thác được tường tận nhu cầu của khách hàng, để đưa ra quy trình tư vấn sản phẩm phù hợp.
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng: thuyết phục không chỉ là khả năng khiến khách hàng tin tưởng, mà còn phải thay đổi được hành vi và nhận thức của họ nhằm hướng họ thực hiện hành động mà doanh nghiệp mong muốn (quyết định sử dụng sản phẩm).
  • Kỹ năng xử lý tình huống: nhân viên bán hàng cần có sự linh hoạt trong việc xử lý tình huống, khi sử dụng thành thạo kỹ năng này họ có thể đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
  • Kỹ năng chốt sale: đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình bán hàng giúp đem lại doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp và là kỹ năng bán hàng đặc biệt giúp doanh nghiệp biết được đâu là nhân viên bán hàng xuất sắc.

Tìm hiểu thêm: Top 6 kỹ năng bán hàng giúp chốt sale nhanh chóng

Đào tạo nhân viên cách sử dụng công cụ bán hàng của công ty

Sự có mặt của các công cụ bán hàng sẽ giúp nhân viên tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Một số ưu điểm của công cụ bán hàng có thể kế đến như:

  • Giúp nhân viên lưu trữ mọi thông tin xoay quanh khách hàng trên công cụ nội bộ của công ty.
  • Mọi lịch sử giao dịch với khách hàng cũng đều được lưu trữ và hiển thị một cách khoa học giúp nhân viên kiểm tra dễ dàng.
  • Khi toàn bộ dữ liệu được lưu trữ chi tiết, doanh nghiệp có thể theo dõi các thông tin về khách hàng, lịch sử giao dịch và tương tác giữa nhân viên với khách hàng.

Sử dụng và vận hành phần mềm GoSELL dễ dàng với sự hỗ trợ của đội ngũ CS

Đối với các doanh nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm GoSELL, đội ngũ CS sẽ luôn đồng hành để doanh nghiệp nhanh chóng làm quen với các thao tác trên hệ thống. Đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và đem lại trải nghiệm mượt mà cho khách hàng của doanh nghiệp.

Sử dụng và vận hành phần mềm GoSELL dễ dàng với sự hỗ trợ của đội ngũ CS
Sử dụng và vận hành phần mềm GoSELL dễ dàng với sự hỗ trợ của đội ngũ CS

Theo đó, đội ngũ CS là những nhân viên đã trải qua những vòng tuyển chọn khắt khe, đòi hỏi ứng dụng tốt kiến thức phổ thông lẫn kinh nghiệm thực tế vào quá trình chăm sóc khách hàng. Họ luôn làm việc với nguyên tắc: không ngừng nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để xử lý vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải.

Về quy trình làm việc, đội ngũ CS sẽ phối hợp với phòng sale để tiếp nhận thông tin, sau đó sắp xếp gặp mặt trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp và training cách sử dụng các gói dịch vụ: GoWEB (thiết kế website chuẩn SEO); GoAPP (thiết kế app bán hàng); GoPOS (quản lý hoạt động bán lẻ tại quầy); GoSOCIAL (quản lý quy trình bán hàng trên khung chat Facebook và Zalo OA); GoLEAD (thiết kế landing page quảng cáo, bán hàng); GoCALL (xây dựng đội ngũ telesale chuyên nghiệp). Cùng các tính năng quản lý, công cụ marketing được tích hợp sẵn trong hệ thống.

Kết luận

Tùy vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, đội ngũ CS sẽ hướng dẫn doanh nghiệp (từ cấp quản lý cho đến đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp đó) sử dụng các gói giải pháp kèm với các tính năng tương ứng. Giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả, gia tăng doanh thu và lợi nhuận thành công.

Như vậy là GoSELL đã cung cấp đến bạn những thông tin về thực trạng và quy trình training nhân viên bán hàng hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ thu thập được những kiến thức hữu ích để xây dựng một quy trình đào tạo nhân viên bán hàng chuẩn chỉnh cho doanh nghiệp của mình.

Bài viết cùng chuyên mục