Blog » Kiến thức xuất khẩu » Bật mí kinh nghiệm vàng khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Bật mí kinh nghiệm vàng khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

24 Tháng Mười, 2022

Ngoài Mỹ, thì xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu là một trong các thị trường lớn mà các Doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam quan tâm. Với dân số hơn 500 triệu người tiêu dùng và 21 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Châu Âu có thể mang đến cho nhà xuất khẩu những cơ hội thú vị.

Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Cùng với nhau, 28 thành viên của Liên minh Châu Âu chiếm 16% xuất nhập khẩu của thế giới. Để xuất khẩu thành công sang Châu Âu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.

Các thủ tục pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Trước khi cung cấp cho khách hàng ở thị trường Châu Âu, sản phẩm của bạn phải đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn Châu Âu. Một số yêu cầu này được thiết lập theo luật, vì vậy sản phẩm của bạn sẽ không được phép vào thị trường châu Âu nếu nó không đáp ứng các yêu cầu pháp lý này.

Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu 1
Thủ tục pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Điều này có nghĩa rằng sản phẩm của bạn có thể bị từ chối khi kiểm tra ở biên giới Châu Âu, điều này sẽ khiến bạn mất tiền và làm mất uy tín của bạn với người mua. 

Ngoài các yêu cầu pháp lý, sản phẩm của bạn cũng phải tuân thủ các quy định của riêng người mua Châu Âu. Rất nhiều yêu cầu của người mua này là phổ biến ở các công ty Châu Âu và Hiệp hội ngành. Bạn cũng sẽ phải đáp ứng những điều đó và chúng có thể khác nhau giữa các quốc gia, phân khúc thị trường…

Về nguyên tắc, các yêu cầu pháp lý đối với sản phẩm của bạn là giống nhau ở tất cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ. Có bốn loại luật được đặt ra cho các sản phẩm được tiếp thị ở Châu Âu bởi hội đồng các quy định và hướng dẫn Châu Âu.

Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa – Đột phá doanh thu với dịch vụ GoEXPORT

Khung pháp lý

Khung pháp lý đặt cơ sở cho một ngành. Ví dụ: Đối với các sản phẩm thực phẩm, đây là các Luật Thực phẩm chung (General Food Law) , đảm bảo rằng tất cả thực phẩm được bán trên thị trường Liên minh Châu Âu phải an toàn.

Đối với hàng tiêu dùng, hướng dẫn chung về an toàn sản phẩm (General Product Safety Directive) cũng đóng vai trò tương tự, đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm phải an toàn. An toàn là một yêu cầu cơ bản áp dụng trong mọi trường hợp.

Pháp luật hạn chế các chất, hóa chất gây ô nhiễm

Luật này đặt ra các giới hạn đôi khi ở dạng danh sách các chất có thể được sử dụng trong các sản phẩm nhất định, chẳng hạn như chất bảo quản trong mỹ phẩm. Chúng thường không áp dụng cho các sản phẩm cuối cùng, mà cho các chất liệu cụ thể, bất kể chất này được tìm thấy trong sản phẩm nào.

Điều này có nghĩa là nếu sản phẩm có chứa bất kỳ chất bị hạn chế, hóa chất hoặc chất gây ô nhiễm nào, nó phải được trong mức giới hạn quy định cho phép cho chất đó.

Đọc thêm: Các trường hợp không chịu thuế xuất nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam

Luật về đánh dấu CE

Chữ ‘CE’ được hiển thị trên các sản phẩm mà chịu ảnh hưởng bởi luật này áp dụng. Sản phẩm có dấu CE cho thấy rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu về an toàn, sức khỏe và các yêu cầu bảo vệ môi trường do luật CE đặt ra.

Bộ luật dành riêng cho một số sản phẩm cụ thể

Loại luật này chủ yếu giải quyết các yêu cầu tiếp thị, ví dụ, thiết lập các tiêu chuẩn để bán một sản phẩm dưới một cái tên nhất định, chẳng hạn như khi nào sô cô la có thể được bán trên thị trường dưới tên là ‘sô cô la sữa’. Luật dành cho các sản phẩm cụ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yêu cầu trong khung pháp lý và luật hạn chế các chất (ở luật số 1 và số 2).

Bạn đã xác định xem sản phẩm của mình có đáp ứng các yêu cầu pháp lý hay không? Hoặc, bạn đã sửa đổi sản phẩm cho mục đích đáp ứng yêu cầu của luật? Sau đó, bạn có thể tiếp tục và nghiên cứu thêm về các yêu cầu người mua tự thiết lập như họ sẽ yêu cầu một chứng chỉ quản lý chất lượng?

Hoặc, họ có yêu cầu chứng nhận bổ sung không? Trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, ví dụ, chứng nhận ISO 9001 là bắt buộc phải có. Trong lĩnh vực thực phẩm, các nhà nhập khẩu thường yêu cầu bạn phải có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Nếu bạn không đáp ứng các yêu cầu này của người mua, điều đó không có nghĩa là sản phẩm của bạn sẽ không được phép tham gia thị trường Châu Âu, nhưng bạn sẽ khó tìm được người mua quan tâm đến sản phẩm.

Nguồn thông tin hỗ trợ

  • Tìm hiểu về các yêu cầu pháp lý của người mua đối với lĩnh vực của bạn trên thị trường Châu Âu. Chọn lĩnh vực của bạn và tra cứu thông tin về yêu cầu của người mua.
  • Bộ phận trợ giúp thương mại của EU cung cấp danh sách các luật áp dụng cho các sản phẩm xuất khẩu sang Châu Âu. Sử dụng mã sản phẩm của bạn để biết luật nào áp dụng cho sản phẩm của bạn.

Thủ tục Hải quan khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu 2
Thủ tục Hải quan khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Khi làm thủ tục hải quan ở Châu Âu sẽ bao gồm các giấy tờ như sau:

Chứng từ thông quan

Các tài liệu sau đây là cần thiết để làm thủ tục hải quan ở Châu Âu

  • Tờ khai Nhập khẩu Hải quan (SAD): Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU) phải được khai báo với cơ quan hải quan bằng cách sử dụng mẫu Tài liệu hành chính đơn nhất ( SAD: Single Administrative Document). Đây là mẫu tờ khai nhập khẩu chung cho tất cả các Quốc gia Thành viên EU.
  • Hóa đơn thương mại: Hóa đơn thương mại chứa các thông tin cơ bản về giao dịch và nó luôn được yêu cầu để thông quan.
  • Tờ khai Trị giá Hải quan: Tờ khai Trị giá Hải quan là một tài liệu, phải được xuất trình nếu giá trị của hàng hóa vượt quá 20.000 €. Mục đích chính của tài liệu là để ấn định trị giá hải quan để đánh thuế và áp dụng thuế quan.
  • Chứng từ Vận tải (Tài liệu Vận tải): bao gồm Vận đơn BL (bill of lading), vận đơn FIATA, vận đơn đường bộ (CMR), vận đơn hàng không (AWB), vận đơn đường sắt (CIM), sổ tạm nhập tái xuất (ATA Carnet), giấy chứng từ vận tải đường bộ quốc tế (TIR Carnet)…
  • Bảo hiểm hàng hóa: Hóa đơn bảo hiểm chỉ được yêu cầu để làm thủ tục hải quan khi dữ liệu liên quan không xuất hiện trong hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói: Phiếu đóng gói (P / L: Packing list) cung cấp thông tin về các mặt hàng nhập khẩu và chi tiết đóng gói của từng lô hàng, bao gồm trọng lượng, kích thước, các vấn đề xử lý…

Các khoản thuế và nghĩa vụ

Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng cùng một mức thuế hải quan chung (CCT). Các mức thuế suất khác nhau áp dụng cho sản phẩm khác nhau, cũng tùy thuộc vào xuất xứ. 

Khi phân loại hàng hóa của bạn, Liên minh Châu Âu sử dụng một hệ thống được gọi là Danh mục mã số Hải quan chung của Liên minh Châu Âu.

(CN: Combined Nomenclature). Sáu chữ số đầu tiên tuân theo hệ thống hài hòa mã quốc tế – mã HS (International Harmonised Systems Nomenclature:HS codes). Các thông số kỹ thuật thêm vào mã HS, cụ thể cho Liên minh Châu Âu, có tám và 10 chữ số.

Việc phân loại mã đúng là rất quan trọng vì nó xác định các mức thuế áp dụng. Bạn cũng cần phân loại chính xác cho các tài liệu vận chuyển của bạn.

Nếu sản phẩm của bạn không được phân loại đúng theo mã CN, nó có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc giải tỏa hàng hóa của bạn. Ở Châu Âu, thuế GTGT hàng nhập khẩu được nộp theo tỷ giá áp dụng tùy từng quốc gia.

Làm cách nào bạn phát triển kinh doanh xuất khẩu ở Châu Âu?

Nhận được đơn đặt hàng đầu tiên từ khách hàng ở Châu Âu là một cột mốc quan trọng. Tuy nhiên giữ để có được các đơn đặt hàng tiếp theo mới quan trọng và giúp bạn phát triển doanh nghiệp xuất khẩu của bạn.

Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu 3
Làm cách nào bạn phát triển kinh doanh xuất khẩu ở Châu Âu?

Để làm được điều này có nhiều cách như bạn liên tục cải tiến, sáng tạo, tạo nhiều sản phẩm mới, dịch vụ mới, dẫn đầu và đi trước thị trường, xác định các cơ hội mới… Trong mọi trường hợp, để trở thành nhà cung cấp dài hạn, bạn phải thiết lập và giữ quan hệ tốt với người mua của bạn.

Niềm tin là chìa khóa trong một mối quan hệ tốt. Người mua của bạn cần biết rằng bạn trung thực với họ và nếu có bất kỳ vấn đề nào hoặc nếu có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ cho họ biết ngay lập tức.

Giao tiếp rõ ràng và trung thực là quan trọng khi xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng Châu Âu của bạn. Trung thực có nghĩa là không nói, đưa ra những điều mà bạn không thể đáp ứng, chẳng hạn như năng lực sản xuất, thiết kế của bạn bị giới hạn nhưng bạn nói dối họ về khả năng cung ứng hàng hóa của mình.

Bạn chỉ cần đơn giản là giữ cho người mua của bạn được cập nhật những thông tin quan trọng. Giữ cho người mua của bạn được thông báo về những phát triển trong công ty của bạn trong suốt năm, cũng như khi không có đơn đặt hàng đang thực hiện.

Khách hàng Châu Âu mong đợi gì từ bạn?

Người mua châu Âu mong đợi được thông báo, không chỉ về tin tốt, mà còn chắc chắn về các vấn đề, chẳng hạn như sự chậm trễ và các vấn đề về chất lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu.

Nếu có vấn đề gì xảy ra, người mua của bạn mong đợi bạn thông báo cho họ ngay lập tức. Điều này có nghĩa là cho họ thời gian để xử lý đơn hàng hoặc giải quyết vấn đề với khách hàng của họ.

Giao tiếp minh bạch là một cách thể hiện rằng bạn hiểu nhu cầu của người mua. Ngoài ra, bạn có thể thể hiện sự quan tâm đến khách hàng để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của họ. Điều tốt hơn nữa nếu bạn hiểu sở thích của họ, điều này thậm chí có thể dẫn đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Luôn sẵn sàng giao tiếp với khách hàng của bạn, đảm bảo họ có thể liên hệ với bạn và bạn trả lời các câu hỏi và email của họ trong một ngày. Nếu yêu cầu phức tạp và bạn cần thêm thời gian, hãy trả lời để họ biết bạn đã nhận được yêu cầu và bạn sẽ xem xét câu trả lời.

Hiểu biết về văn hóa khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu

Cuối cùng, hãy nhận thức về sự khác biệt văn hóa. Tiếp tục tìm hiểu về văn hóa của người mua của bạn, giống như bạn bắt đầu tìm hiểu về doanh nghiệp của họ khi lần đầu tiên tiếp cận.

Hãy nhớ rằng mỗi quốc gia Châu Âu đều có văn hóa riêng biệt và khác nhau. Luôn ghi nhớ những quy tắc kinh doanh cơ bản ở quốc gia bạn xuất khẩu chẳng hạn như: Thời điểm lên lịch họp, cách mặc trang phục quần áo, cách chào hỏi, cách tặng quà…

Bằng cách hiểu văn hóa của họ, bạn sẽ biết người mua của bạn đã quen với những gì, những gì làm họ khó chịu, và những gì họ có khả năng đánh giá cao.

Xuất khẩu dễ dàng với GoEXPORT

Bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn đang muốn mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng gặp khó khăn do không biết bắt đầu từ đâu? không biết tìm khách hàng nhập khẩu ở đâu, không biết cách tiếp thị sản phẩm của mình đến khách hàng trên thế giới?

Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu 4
Xuất khẩu dễ dàng với GoEXPORT

Hãy để GoEXPORT giúp bạn. GoEXPORT là sản phẩm hợp tác giữa công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam và sàn thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới Alibaba.com. 

Với GoEXPORT bạn sẽ được tham gia sàn Alibaba.com và kết nối với hơn 20 triệu người mua hàng đến từ hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

GoEXPORT giúp sản phẩm của bạn tìm đến đúng khách hàng và thị trường có nhu cầu bằng các báo giá chủ động (RFQ). Bạn có thể trưng bày sản phẩm trên gian hàng của mình hoặc qua hệ thống triễn lãm online.

Bạn có thể mở rộng tìm kiếm nhiều khách hàng hơn bằng các quảng cáo từ khóa và hệ thống tiếp thị thông minh (AI) của Alibaba.com. Hệ thống tự động dịch và chuyển đổi 16 ngôn ngữ, giúp bạn dễ dàng giao tiếp, trao đổi với các khách hàng quốc tế ở nhiều nước khác nhau.

Cuối cùng Alibaba.com có hệ thống phân tích dữ liệu thị trường và khách hàng, dữ liệu nhân khẩu học để giúp bạn hiểu rõ thị trường xuất khẩu tiềm năng và có các chiến lược tiếp thị, bán hàng hiệu quả hơn.

Như vậy Mediastep đã vừa chia sẻ đến các bạn về một số kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn.