Trang chủ » Bài học kinh doanh » Sự giao thoa giữa Online và Offline trong mô hình O2O (Phần 1)

Bài học

Sự giao thoa giữa Online và Offline trong mô hình O2O (Phần 1)

27 Tháng Mười Hai, 2022

Mô hình O2O là mô hình kinh doanh đang là xu thế hiện nay. Vậy sự giao thao giữa Online và Offline trong mô hình O2O là như thế nào?

Sự giao thoa giữa Online và Offline trong mô hình O2O (Phần 1)

Mô hình O2O là gì?

Mô hình O2O (Online to Offline và ngược lại) là mô hình kinh doanh mà trong đó các nhà bán lẻ sử dụng các kênh trực tuyến là các chiến lược kinh doanh và các kênh truyền thống là điểm tựa hỗ trợ cho kênh online.

Khi đó, nhà kinh doanh sẽ sử dụng các phương thức tiếp thị, quảng cáo trực tuyến, các tiện ích của các kênh online để thu thập và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, dẫn họ về các cửa hàng vật lý truyền thống. Cho nên, thông qua mô hình O2O, các doanh nghiệp có thể tạo được sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa kênh offline và kênh online.

Mô hình O2O là gì?
Mô hình O2O là gì?

Vì lý do đó có thể thấy, kênh online và kênh offline đã dần có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau trong mô hình O2O. Hiện tại, hơn 90% các doanh nghiệp và nhà bán lẻ đang áp dụng mô hình O2O cho quá trình kinh doanh của mình cùng với các cửa hàng vật lý.

Kết quả là các doanh nghiệp cần phải có cái nhìn sâu và đa chiều về các tiện ích của kênh online và cả kênh offline. Từ đó, thông qua việc thấu hiểu vai trò của mỗi kênh, doanh nghiệp sẽ có nhận thức đầy đủ để có đẩy mạnh thế mạnh của mỗi kênh và tăng cường sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau cho quá trình kinh doanh.

Kênh online – Công cụ đắc lực cho các cửa hàng truyền thống

Cung cấp các công cụ marketing hiệu quả

Ở thời điểm này, các doanh nghiệp đã dần bước vào sân chơi công nghệ, thời đại mà doanh nghiệp phải luôn thay đổi các chính sách đa dạng để tiếp cận với khách hàng của mình. Các công cụ marketing kỹ thuật số đã làm đổi mới cách tiếp cận khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu và đem lại cho các doanh nghiệp nguồn doanh thu mới nhờ nguồn khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: 5 Mẹo để sử dụng các chiến lược O2O mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Các công cụ marketing phổ biến hiện nay

Google Ads

Kênh quảng cáo trả phí của Google giúp doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều chiến dịch với nhiều hình thức quảng cáo khác nhau để tìm kiếm khách hàng và thu về lợi nhuận. Các dạng quảng cáo trên Google thường thấy là Google Search, Google Display Network, Video Youtube Ads, Gmail Ads, Google Shopping Ads, Remarketing List.

Social Media

Ngày nay, dưới sự bùng nổ mạnh mẽ của các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo… thì chúng trở thành các công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh online.

SEO (Search Engine Optimization)

Là tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến là Google). Các phương pháp đó bao gồm: Tối ưu hóa website và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp cho người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể.

Website/App bán hàng

Là công cụ giúp bạn nâng cao uy tín và thu hút khách hàng. Website/App bán hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng mọi lúc mọi nơi, không giới hạn không gian và thời gian.

Báo chí, tạp chí

Với xu hướng Internet ngày càng phát triển thì bên cạnh báo giấy truyền thống, người dùng ngày nay đa số dùng điện thoại hay máy tính bảng để đọc báo trên Internet. Do đó, báo chí ngày nay được đánh giá là công cụ marketing hiệu quả.

Ngoài ra còn có các bí kíp giúp doanh nghiệp marketing 0 đồng

Email Marketing

Theo Peppers & Rogers Group: Email marketing là phương tiện truyền thông nhanh nhất, linh động nhất, tiết kiệm chi phí nhất, mang tính cá nhân nhất, và định hướng nhất trên thế giới ngày nay”. Email marketing giúp doanh nghiệp gửi thông điệp đến nhóm khách hàng tiềm năng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Guest Blog

Bên cạnh việc viết Blog, Guest Blogging là một trong các cách marketing hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng vận dụng. Những người muốn tìm kiếm độc giả, điều hướng traffic trên những blog lớn sẽ tham gia hình thức này để đăng bài và trỏ link về blog của mình.

Viral Marketing

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng xã hội và Internet ngày càng có vị trí và vai trò đáng kể trong cuộc sống của con người khiến cho Marketing cũng có nhiều chuyển biến bất ngờ. Việc vận dụng sự phổ biến của Internet, các nhà doanh nghiệp có thể tạo ra các công cụ marketing như posts trên social media (Facebook, instagram, Twitter…) hay video marketing upload trên Youtube, Blip.tv, Viddler…

Evergreen blog

Evergreen content là kiểu nội dung luôn giữ màu xanh có sức sống lâu dài, liên tục và luôn giữ nguyên như mới cho người đọc. Để Evergreen content có thể phục vụ cho mục đích marketing, doanh nghiệp phải đảm bảo nó chuẩn SEO, nội dung chất lượng phù hợp phù hợp tiêu chí, có thể share, có chất lượng liên quan đến nhóm khách hàng truy cập website và không lỗi thời.

Cross Promotion

Ngày nay, cross-promotion đã không còn lạ lẫm trong lĩnh vực marketing vì những lợi ích đáng kể mà nó mang lại. Đó là hình thức quảng bá tiếp thị trong đó khách hàng của một sản phẩm hoặc dịch vụ được nhắm mục tiêu quảng bá một sản phẩm liên quan.

Marketing truyền miệng

Ngày nay, cộng hưởng với sự phát triển của Internet, văn hóa truyền miệng này còn phát triển và nhân rộng lên rất nhiều lần. Nếu khéo léo, các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực có sẵn trên nền tảng khách hàng đã sử dụng dịch vụ để quảng bá thương hiệu của mình với chi phí 0 đồng cho các khách hàng mới.

Webinar

Hội thảo video trực tuyến trên website còn được gọi là Webinar, sử dụng mạng internet để kết nối mọi người lưu trữ webinar với nhiều người khác trên toàn thế giới. Trong đó, người chủ trì các hội thảo có thể kiểm soát bài thuyết trình, chuyển màn hình sang chế độ slideshow, tổ chức cuộc họp ảo mà không cần gặp nhau trực tiếp.

Xây dựng nền tảng bán hàng đa kênh

Nếu trước kia khi chưa có sự bùng nổ của mạng Internet, con người chỉ có thể trực tiếp mua hàng trực tiếp từ các cửa hàng vật lý thì ngày nay, việc kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ lại trở nên tiện lợi hơn rất nhiều. Thông qua xu hướng người dùng qua các kênh website, mạng xã hội, ứng dụng trên các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại, tablet, hình thức bán hàng đa kênh bắt đầu xuất hiện.

Bên cạnh cửa hàng vật lý, doanh nghiệp còn có thể mở rộng kinh doanh qua các nền tảng:

Website / App bán hàng

Website/App bán hàng có thể được xem như cửa hàng chính thống của các doanh nghiệp, nơi có thể tiếp cận các nguồn khách hàng không giới hạn về không gian và thời gian, và có thể lan rộng ra phạm vi quốc tế. Thêm vào đó, website/app còn giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong công tác quản lý, tăng uy tín và độ phổ biến thương hiệu rồi từ đó gia tăng lợi nhuận.

Xây dựng nền tảng bán hàng đa kênh
Xây dựng nền tảng bán hàng đa kênh

Các mạng xã hội

Ngày nay, dưới sự bùng nổ mạnh mẽ của các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Zalo, TikTok… thì chúng trở thành các công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh online.

Các sàn thương mại điện tử

Là website thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh mua bán. Hiện nay ở Việt Nam, Shopee, Lazada, Tiki là 3 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong năm 2019 vừa qua, Lazada và Shopee vẫn giữ vững phong độ và giành vị trí nhất nhì trong khu vực.

Một trong các yếu tố gây khó khăn chính là việc đồng bộ giữa các sàn thương mại về thông tin, dữ liệu. Các thông tin về giá cả, mô tả, số lượng tồn kho, quản lý đơn hàng, giao hàng đòi hỏi phải được tích hợp đầy đủ với kênh. Nếu không, tình trạng thất thoát đơn hàng, khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa sẽ khiến tính chuyên nghiệp giảm đi đáng kể.

Các sàn thương mại điện tử
Các sàn thương mại điện tử

Thu thập và khai thác dữ liệu khách hàng dễ dàng

Trong thời đại số hóa, các kênh bán hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng để thực hiện các chính sách bán hàng và tiếp thị dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu so với việc mua hàng ở cửa hàng truyền thống, việc lưu trữ các thông tin khách hàng sẽ hạn chế hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu khách hàng rời đi khi chưa thực hiện giao dịch, thông tin sẽ không được lưu.

Tuy nhiên, việc thu thập thông tin của họ sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi khách hàng tự làm điều đó trên trang website của bạn. Đặc biệt, đối với các khách hàng không thực hiện quá trình mua hàng nào thì thông tin vẫn được thu thập và chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng các dữ liệu này để thực hiện các chiến dịch marketing, tiếp cận các khách hàng tiềm năng khi họ sử dụng các công cụ tìm kiếm.

Nâng cao trải nghiệm tối ưu cho khách hàng

Một trong các các yếu tố quyết định tầm quan trọng của các cửa hàng online đó là đảm bảo quá trình trải nghiệm nguyên vẹn cho khách hàng 24/7. Trong đó GoSELL được xem là một trong các doanh nghiệp cung cấp giải pháp cho mô hình O2O tốt nhất trên thị trường với nền tảng tạo website và app di động. Hơn thế nữa, thông qua các website và app bán hàng, khách hàng còn được phép lựa chọn phương thức thanh toán và vận chuyển để thuận tiện cho quá trình mua sắm.

Thêm vào đó, với các công cụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng được tích hợp với Facebook Messenger… Khách hàng sẽ được phục vụ một cách chuyên nghiệp và tận tình. Các công cụ trực tuyến giúp doanh nghiệp giao tiếp tốt hơn với khách hàng vì có sự phân loại các nhóm khách hàng dựa trên các thông tin được cá nhân hóa. Khách hàng sẽ nhận được thông tin và dịch vụ được phân bổ thích hợp với mục đích của họ, tránh việc doanh nghiệp lãng phí chi phí, nhân lực. Hơn nữa các chức năng của mô hình O2O còn giúp các doanh nghiệp hiển thị các chương trình khuyến mãi, ưu đãi qua các email marketing hoặc thông báo qua ứng dụng di động hơn là chỉ được thông báo trực tiếp ở cửa hàng.

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng cho khách hàng

Kênh online ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu mua hàng đã thay đổi của khách hàng trong thời kỳ công nghệ 4.0. Theo số liệu thống kê, hơn 50% người tiêu dùng mua sắm trên thiết bị di động so với các cửa hàng. Nếu doanh nghiệp có kế hoạch phát triển một trang web thương mại điện tử, không có lý do gì mà không đầu tư một nền tảng có thể tối ưu hoá trên di động. Taobao (TMĐT Trung Quốc) là thị trường trực tuyến lớn nhất (515 tỷ đô) và theo sau là Tmall, Amazon, Ebay và chiếm hơn 50% doanh số web toàn cầu. Ở Việt Nam, Shopee, Lazada và Tiki đang dẫn đầu xu thế và chiếm lĩnh thị trường ở đây và các nước khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, theo khảo sát thì có đến 62% người mua hàng trực tuyến mua sắm ít nhất một lần một tháng (Episerver, 2019); 26% người mua sắm trực tuyến mua sắm một tuần một lần; 3% có nhu cầu mua một ngày một lần. Trong đó, ngành thời trang là một trong những danh mục được mua sắm trực tuyến nhiều nhất với 57% người dùng Internet toàn cầu mua các sản phẩm liên quan đến thời trang.

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng cho khách hàng
Đáp ứng xu hướng tiêu dùng cho khách hàng

Cửa hàng truyền thống – Nền tảng vững chắc cho các kênh online

Một trong các yếu tố mà các cửa hàng vật lý vẫn chiếm thị hiếu của khách hàng chính là việc trải nghiệm trực tiếp sản phẩm ở ngay cửa hàng. Chắc chắn là không có bất cứ thứ gì có thể thay thế được cảm giác tin tưởng và hài lòng khi khách hàng được thấy và sờ sản phẩm trực tiếp.

Xem tiếp: Sự giao thao giữa online và offline trong mô hình O2O (Phần 2)

Bài viết cùng chuyên mục