Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Phễu marketing là gì? Sức mạnh của nó trong hoạt động quảng cáo online

Kiến thức

Phễu marketing là gì? Sức mạnh của nó trong hoạt động quảng cáo online

25 Tháng Mười, 2023

Nhiều doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ hiện nay đều chú trọng vào xây dựng phễu marketing. Được biết, đây chính là một trong những hệ thống giúp cho bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể vận hành trơn tru một quy trình marketing hiệu quả. Vậy phễu marketing là gì? Và cần lưu ý gì khi tìm hiểu về định nghĩa này? Hãy cùng GoSELL khám phá bài viết dưới đây nhé!

Phễu marketing là gì

Tìm hiểu định nghĩa phễu marketing là gì?

Đĩnh nghĩa phễu marketing là gì?

Phễu marketing là gì? Chính là một trong những câu hỏi mà hầu hết những người mới biết về định nghĩa này muốn tìm hiểu. Thực chất, phễu marketing được định nghĩa là một hệ thống marketing theo từng cấp bậc của hành vi người dùng. Từng giai đoạn của phễu sẽ nói lên phần trăm quyết định mua hàng hoặc mức độ quan tâm của họ đến sản phẩm.

Vậy tại sao hệ thống này không phải là một hình trụ, một hình vuông hay hình bầu dục mà là hình phễu? Bởi vì, với một tệp khách hàng nhất định, khi họ trải qua từng cấp bậc của phễu thì sẽ có 1 lượng nhỏ khách hàng rời bỏ, và miệng của phễu về cấp bậc cuối cùng (mua hàng) sẽ thu lại nhỏ nhất.

Phễu marketing là gì
Tìm hiểu định nghĩa phễu marketing là gì?

Các giai đoạn của phễu marketing

GoSELL sẽ cho bạn 1 ví dụ về phễu marketing là gì? Giả sử bạn đang kinh doanh một mặt hàng áo thun trơn, bạn đang đẩy sản phẩm áo thun trơn trên website và trên các công cụ quảng cáo online. Phễu marketing của bạn sẽ hình thành và phân theo từng cấp bậc:

  • Cấp độ 1 – Tìm kiếm (Nhận thức): 200 người tìm kiếm từ khóa áo thun trơn trên Google.
  • Cấp độ 2 – Quan tâm: 50 người (trong số 200 người) quan tâm đến sản phẩm áo thun trơn trên website của bạn, và họ cũng là số lượng click vào website của bạn để tìm hiểu về sản phẩm áo thun.
  • Cấp độ 3 – Cân nhắc: Lúc này, trên website của bạn có chương trình đăng ký nhận ưu đãi 20% với điều kiện là để lại thông tin email để đăng ký. Và có 10 người (trong số 50 người) có để lại thông tin đăng ký.
  • Cấp độ 4 – Mua hàng (Chuyển đổi). Lúc này, trong số 10 người đã đăng ký email và sau khi nhận được ưu đãi, họ sẽ quyết định có áp dụng ưu đãi để mua hàng hay không. Con số giả sử sẽ là 4 người quyết định mua hàng, 6 người còn lại không mua.

Như vậy, phễu marketing trong trường hợp này (theo 4 giai đoạn) sẽ giảm dần từ 200 người quan tâm – 50 người click website – 10 người đăng ký – 4 người mua. Cùng tìm hiểu rõ hơn về 4 giai đoạn này ở nội dung tiếp theo nhé!

Vậy 4 giai đoạn của phễu marketing là gì?

Nắm và hiểu rõ 4 giai đoạn của phễu marketing dưới đây:

Giai đoạn 1 của phễu Marketing: Nhận thức

Đây là giai đoạn đầu tiên của phễu tiếp thị (marketing). Ở giai đoạn này, người dùng thường có xu hướng quan tâm, nhận thấy được một vấn đề hoặc một thông tin đặc biệt nào đó mà họ vô tình tiếp cận trên mạng xã hội hoặc trên các website.

Xây dựng phễu marketing theo từng giai đoạn
Vậy 4 giai đoạn của phễu marketing là gì?

Ví dụ như các trường hợp sau đây:

  • Người dùng nhìn thấy bài viết về sản phẩm của bạn trên Facebook.
  • Người dùng vô tình xem được video clip của bạn trên Youtube.
  • Người dùng nhìn thấy bài đăng quảng cáo của bạn trên Google.
  • Người dùng tìm kiếm một thông tin nào đó và họ vô tình thấy website của bạn.
  • Người dùng tham gia một hội thảo hoặc sự kiện nào đó mà trong đó bạn là nhà tài trợ.

Trong giai đoạn nhận thức, có rất ít người dùng (dưới 1%) sẽ có tiềm năng trở thành khách hàng của bạn ngay lập tức. Nhưng bạn phải xây dựng một kế hoạch dàn trải quảng cáo hoặc nội dung để luôn gợi nhớ cho họ về bạn, thì website của bạn sẽ tăng % người dùng tiềm năng hơn.

Đặc biệt, đây chính là giai đoạn quan trọng mà doanh nghiệp phải nhấn mạnh rõ hình ảnh và thông điệp của thương hiệu. Nhằm giúp khách hàng nhớ về thương hiệu của mình lâu hơn. Như vậy, trong lúc xây dựng các chiến dịch marketing cho giai đoạn này, bạn phải tập trung đầu tư vào hình ảnh, nội dung, thông điệp, nhấn mạnh rõ sản phẩm/dịch vụ của mình…

Một số kênh truyền thông

Google

Là công cụ tìm kiếm lớn nhất hành tinh (3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày), Google chiếm gần như 90% thị phần của các nền tảng tìm kiếm trên thế giới. Website của bạn nếu đăng tải nhiều nội dung hữu ích, đẩy những từ khóa được tìm kiếm nhiều, hiển thị trên top search của Google thì tỉ lệ khách hàng biết đến bạn là rất cao.

Để tăng hiệu quả hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google, bạn tham khảo quy trình sau:

  • Nghiên cứu từ khóa có lượng tìm kiếm cao, nghiên cứu từ khóa của các đối thủ đang chạy.
  • Nghiên cứu chủ đề của website, xây dựng bộ từ khóa liên quan đến chủ đề hấp dẫn người dùng nhất.
  • Phân tích và luôn theo dõi các chỉ số SEO như: Visit, session, traffic, page rank…
  • Sáng tạo, tìm kiếm các chủ đề mới lạ để thu hút người đọc.
  • Đầu tư hình ảnh, video để tăng độ sinh động cho website hơn.
Youtube

Đứng sau Google và trở thành công cụ tìm kiếm video lớn thứ 2 thế giới – Youtube lần lượt chinh phục một số lượng lớn người dùng mỗi năm. Và cũng tương tự như Google, mạng xã hội video này cũng có các quy chế để tăng lượt hiển thị tự nhiên hơn. Không những thế, công cụ quảng cáo Google còn tích hợp hiển thị trên cả Youtube vì cả 2 nền tảng đều cùng 1 công ty công nghệ.

Forum – Cộng đồng người dùng online

Các forum luôn là nơi những người dùng có cùng sở thích, mối quan tâm cùng tập tập trung lại trên 1 diễn đàn online để thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những kênh truyền thông ở giai đoạn nhận thức khá tốt nếu các bài viết dẫn về website của bạn thực sự hấp dẫn người đọc.

Tuy nhiên, chính vì là một diễn đàn chung, để có thể thoải mái đăng bài và chia sẻ thông tin trên các forum, bạn phải luôn tuân theo các luật chung mà từng diễn đàn đặt ra:

  • Không spam tin rác.
  • Hạn chế lồng ghép những tin tức sales quá nhiều.
  • Luôn tham gia và đóng góp thông tin hữu ích cho diễn đàn.
  • Không gây rối, có hành vi gây tranh cãi trên diễn đàn.

Một khi bài viết hoặc tài khoản trên forum của bạn thực sự thu hút nhiều người quan tâm, hãy từ từ lồng ghép các thông tin về thương hiệu, sản phẩm một cách tự nhiên nhất để hướng người đọc click vào website chính để họ tìm kiếm thêm nhiều thông tin hơn. Một số forum nổi bật có thể kể đến như: lamchame.com, webtretho.com, voz.vn, tinhte.vn…

Sử dụng người nổi tiếng

Nếu doanh nghiệp của bạn có cơ hội được làm việc với những người nổi tiếng (hay còn gọi là influencers hoặc KOL) thì họ có thể giúp bạn thu hút một lượng người dùng ghé vào khách hàng trong số các fan đang theo dõi họ.

Thực chất thì người nổi tiếng họ đã có sẵn một nền tảng nội dung chất lượng, đã có sẵn một lượng fan trung thành luôn sẵn sàng tương tác và click vào bất kỳ thương hiệu nào mà họ quảng bá, nếu thương hiệu của bạn phù hợp với nội dung mà người nổi tiếng đó đã xây dựng thì tỉ lệ chuyển đổi thành lượt click vào website rất cao.

Xem thêm: Cách lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với thương hiệu

Giai đoạn 2 của phễu Marketing: Quan tâm

Nhóm khách hàng sau khi đã trải qua giai đoạn 1 (nhận thức) thì họ sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 đó là quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.

Hành trình tìm kiếm thông tin để chuyển thành giai đoạn quan tâm của người dùng có thể kể đến như:

  • Tìm kiếm thông tin về một chủ đề mà bạn đang viết trên Google.
  • Tìm kiếm các thông tin liên quan đến website của bạn trên mạng xã hội.
Xây dựng phễu marketing theo từng giai đoạn
Giai đoạn 2 của phễu Marketing: Quan tâm

Việc cần làm lúc này là

  • Tối ưu SEO để thăng hạng từ khóa mà họ đang quan tâm trên Google.
  • Cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến chủ đề hoặc từ khóa đó.

Mục đích của giai đoạn này là cho người dùng thấy rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn đang giải quyết được vấn đề hoặc đang cung cấp được những thông tin hữu ích mà người dùng đang quan tâm.

Tối ưu SEO cho từ khóa hot

Khách hàng luôn tìm kiếm các giải pháp trên Google, bạn phải đề xuất được các nội dung thực sự giải quyết hoặc làm rõ được vấn đề đó cho họ. Chính vì vậy, hãy nghiên cứu các từ khóa thực sự đúng với vấn đề mà họ đang quan tâm (hoặc đúng với hành vi tìm kiếm của họ) để có thể tiếp cận được người dùng tốt hơn.

Tối ưu SEO chính là tối ưu nội dung và hình thức hiển thị của bài viết đang chứa các từ khóa đó để giúp bài viết thăng hạng trên công cụ tìm kiếm của Google. Không những thế, việc thiết kế website chuẩn SEO cũng phải được chú trọng và triển khai để phối hợp với các công cụ khác.

Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng từ khóa của Google

Chuyển hướng người dùng sang giai đoạn 3

Sau khi đã đọc và tiếp cận được các bài viết mà bạn đăng tải trên website, sẽ có người thích, có người quan tâm hoặc có người cảm thấy không phù hợp. Tuy nhiên, bạn phải nhấn mạnh và làm rõ hành động tiếp theo của khách hàng mà bạn muốn. Bạn phải đặt CTA (Call to action) – lời kêu gọi phù hợp để hướng những khách hàng tiềm năng tiếp tục hành động như: “mua ngay”, “xem thêm”, “tham khảo thêm”, “đăng ký ngay”… để chuyển họ sang giai đoạn 3 – Cân nhắc.

Giai đoạn 3 của phễu Marketing: Cân nhắc

Người đọc ở giai đoạn 3 sẽ được gọi là khách hàng tiềm năng vì họ đã thực quan tâm và đang có quyết định mua hàng. Chính vì vậy công việc quan trọng nhất cần làm đó là phân tích và tối ưu các “thông tin mấu chốt” dẫn đến quyết định mua hàng (chuyển đổi) của khách hàng.

Xây dựng phễu marketing theo từng giai đoạn
Giai đoạn 3 của phễu Marketing: Cân nhắc

Có 2 hoạt động mà bạn cần phải quan tâm đó là:

Chi phối SERPs với các từ khóa có cụm từ mang tính thu hút 

Các từ khóa kết hợp với các cụm từ gây tò mò sẽ dễ làm khách hàng thích thú và quan tâm đến sản phẩm hơn như: “tốt nhất”, “ưu đãi lớn”, “số lượng có hạn”… Hãy tận dụng các từ khóa này trong trang thanh toán hoặc trang sản phẩm để đẩy khách hàng đến quyết định nhanh chóng hơn là việc họ sẽ cân nhắc và rời đi.

Xây dựng quy trình tiếp thị xuyên suốt để nắm chắc tỉ lệ chuyển đổi

Một trình tự tiếp thị bài bản sẽ giúp bạn tiếp cận và giữ chân khách hàng tốt hơn. Với mỗi giai đoạn họ trải qua, bạn đều phải liên tục gợi nhắc và “đập” vào mắt họ các ưu đãi, khuyến mãi hoặc thông tin hữu ích để họ nhanh chóng chuyển đổi thành người mua hàng.

  • Giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm mới.
  • Viết các bài viết chủ đề liên quan sản phẩm mà khách hàng quan tâm.
  • Công bố thông tin gì đó về sản phẩm.
  • Thể hiện giá trị của sản phẩm.
  • Hiển thị những đánh giá tích cực về sản phẩm.
  • Hướng dẫn quy trình mua hàng, đặt hàng và chính sách giao hàng.
  • Giới thiệu các ưu đãi khuyến mãi khi mua hàng (đúng sản phẩm mà khách hàng đã chọn).

Giai đoạn 4 của phễu Marketing: Chuyển đổi (mua hàng)

Ở giai đoạn này, khách hàng tiềm năng đã thực sự tin tưởng và bị thuyết phục bởi sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nhưng họ vẫn còn những “chướng ngại” cản trở bước mua hàng.

Xây dựng phễu marketing theo từng giai đoạn
Chuyển đổi mua hàng

Có nhiều thứ bạn có thể làm:

  • Tạo sự cấp bách bằng việc hiển thị các thông báo ưu đãi có giới hạn.
  • Làm rõ thông tin về đơn hàng, quy trình đặt hàng dễ dàng trên website.
  • Đa dạng kênh thanh toán tiện lợi cho nhiều tệp khách hàng khác nhau.

Đây cũng là thời điểm tốt để bán gia tăng (Upsell), bán thêm combo, bán thêm các sản phẩm kèm theo với giá ưu đãi hơn.

Xem thêm: Top 10 cách giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng trên website

Tóm lại

Phễu marketing là gì mà sao nhiều doanh nghiệp chú trọng đến thế? Chắc giờ bạn đã có câu trả lời cho mình rồi nhỉ? Sau khi đã làm tốt 4 giai đoạn marketing cơ bản, bạn cũng nên xây dựng các kế hoạch marketing Giữ chân (Retention) và Tuyên truyền (Advocacy), để vừa tìm kiếm khách hàng mới, vừa giữ chân được các khách hàng cũ. Và xây dựng được một phễu marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có được doanh thu ổn định, lâu dài cũng như có tiềm năng tăng trưởng rất cao. GoSELL chúc bạn thành công!

Bài viết cùng chuyên mục