Trang chủ » Chia sẻ kinh nghiệm » Kinh nghiệm quản lý nhân viên cứng đầu, chống đối

Chia sẻ kinh nghiệm

Kinh nghiệm quản lý nhân viên cứng đầu, chống đối

10 Tháng Năm, 2021

Là một chủ doanh nghiệp, vấn đề bạn phải giải quyết không chỉ là chuyện “buôn bán” sao cho có lãi, mà còn là việc quản lý nhân viên với hàng tá vấn đề. Dưới đây là những kinh nghiệm quản lý nhân viên cực hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

quan_ly_nhan_vien

Phải bình tình trong việc quản lý nhân viên

Đối với một người làm sếp, chuyên môn trong công việc thôi là chưa đủ. Họ cần phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm và cách quản lý nhân viên cấp dưới. Nếu đội ngũ của bạn đều có tinh thần làm việc cao, thái độ tích cực là điều may mắn. Tuy nhiên, thực tế sẽ luôn có một vài cá nhân có thái độ làm việc tiêu cực, thậm chí là chống đối lại bạn. Khó xử lý ở việc họ lại có năng lực và bạn không thể tùy tiện đuổi việc chỉ vì họ có sự cứng đầu.

Những lúc như vậy, ngoài nụ cười tự tin, bạn còn cần phải dùng đến một cái đầu lạnh để bình tĩnh xử lý. Hãy đảm bảo rằng bạn không nói chuyện với nhân viên một cách lớn tiếng hay quát nạt họ, nhất là ngay tại nơi làm việc đông người. Sự tức tối sẽ chỉ khiến mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thêm căng thẳng.

quan_ly_nhan_vien

Nên nhớ, sự bình tĩnh luôn là phẩm chất cao đẹp của mỗi người, càng quan trọng hơn khi bạn là một người lãnh đạo. Bình tĩnh giúp bạn không giải quyết vấn đề một cách cảm tính, không đưa ra những quyết định sai lầm lúc nóng giận.

Tìm hiểu suy nghĩ của nhân viên

Đối mặt với những nhân viên cứng đầu, việc đầu tiên một người quản lý nên làm đó là tìm hiểu lý do tại sao họ có thái độ như vậy. Đôi khi sự cứng đầu của nhân viên chỉ đến từ việc họ có khúc mắc, vấn đề riêng dẫn đến thái độ chống đối. Lúc này cách quản lý nhân viên cứng đầu là đơn giản, rất khác so với sự cứng đầu của một số cá nhân là thói quen định hình sẵn.

Trao đổi với họ một cách thẳng thắn và khéo léo

Trên cương vị là một người lãnh đạo, việc giải quyết những khúc mắc của nhân viên là việc nên làm. Bạn cần phải có ít nhất một buổi nói chuyện, hoặc nhiều hơn thế, để thẳng thắn với nhau về các vấn đề đang tồn đọng.

Khi nói chuyện, hãy chỉ rõ các vấn đề của nhân viên, cần biết họ đang không vừa lòng với điều gì: công việc, quản lý hay môi trường công ty… Từ đây, bạn có thể cân nhắc đưa các phương án giải quyết hợp tình hợp lý cho cả đôi bên.

Phải lưu ý rằng, đây là một buổi chia sẻ giữa quản lý và nhân viên. Hãy giữ cuộc trò chuyện trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ, đừng biến nó trở nên căng thẳng. Khéo léo nói chuyện để nhân viên có thể bộc bạch được nhiều nhất có thể. Tránh cáu gắt, chỉ trích vì nhân viên cứng đầu có cái tôi cao, rất dễ cảm thấy bị xúc phạm, dẫn đến cuộc trò chuyện đi theo chiều hướng xấu.

Công bằng trong việc quản lý nhân viên

Văn phòng làm việc được coi là một xã hội thu nhỏ, ở đó có đủ hỷ, nộ, ái, ố, sự so bì, cạnh tranh… Một người sếp có bản lĩnh nhất định phải giữ được trạng thái cân bằng trong “xã hội thu nhỏ” này. Nếu bạn không muốn giữa các nhân viên có sự so đo, cạnh khóe nhau nhất định phải có kỹ năng quản lý nhân viên khéo léo.

quan_ly_nhan_vien

Tính công bằng trước tiên được thể hiện trong việc phân bổ khối lượng công việc. Phải đảm bảo mỗi nhân viên làm đúng và đủ nhiệm vụ của họ. Theo khảo sát, những người bị giao quá nhiều công việc dễ cáu gắt, cảm thấy bất công, từ đó sinh ra chống đối. Ngoài ra, những vấn đề khác xoay quanh môi trường làm việc thì người quản lý cũng cần tinh tế thể hiện sự bình đẳng.

Trở thành tấm gương cho nhân viên

Để quản lý nhân viên hiệu quả trước tiên phải tự quản lý chính mình. Đây là điều không phải người lãnh đạo nào cũng thực hiện được. Thường những người sếp hay ỷ lại vị trí của mình mà không tự nghiêm khắc với bản thân trong công việc. Họ tùy ý đi làm muộn, lơ là công việc, ủy quyền cho cấp dưới còn mình thì nhởn nhơ, chỉ biết trách móc nhân viên…

quan_ly_nhan_vien

Những hành vi kể trên chính là lý do khiến số lượng nhân viên mà bạn gọi là “cứng đầu” trong văn phòng ngày càng nhiều. Đơn giản, nếu phải làm việc với những người quản lý như vậy nhân viên sẽ không có sự tôn trọng. Họ cũng dễ dàng sinh ra tâm lý: “Đến cả sếp cũng không nghiêm túc huống gì mình phải nỗ lực hết mình”…

Chính vì vậy, bạn phải là một người quản lý gương mẫu về kỷ luật và phong cách làm việc. Dễ nhận thấy nhân viên thường có xu hướng nghiêm túc hơn trong công việc khi trên họ là một người sếp kỷ cương. Hơn nữa, nếu bạn chuyên nghiệp trong cả chuyên môn lẫn thái độ sẽ thu về sự tôn trọng và ngưỡng mộ của nhân viên. Lúc đó, ngay cả những người cứng đầu cũng sẽ yên phận làm việc.

Ghi nhận thành tích cấp dưới

Tâm lý con người ai cũng muốn được thừa nhận, tuyên dương. Trong môi trường công việc điều này lại càng trở nên quan trọng. Chính vì vậy, hãy ghi nhận những cá nhân có thành tích trong công việc.

Thực tế cho thấy nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài hơn với công ty khi họ được tôn trọng giá trị và các thành tích tạo ra. Ngay cả nhân viên cứng đầu cũng sẽ bị cảm hóa, từ tư tưởng chống đối có thể chuyển sang tuân thủ, hợp tác.

Quản lý nhân viên bằng cách áp dụng cơ chế thưởng phạt

Ngoài luật lao động, mỗi công ty thường có quy định, cơ chế thưởng phạt riêng. Đây cũng là phương pháp tốt để bạn quản lý đội ngũ của mình, hiệu quả với cả những cá nhân cứng đầu, hay chống đối.

Hãy đánh thẳng vào vật chất, yếu tố quan trọng quyết định thái độ làm việc của nhân viên. Rõ ràng, khi có những quy định định sẵn, bạn sẽ dễ dàng quản lý đội ngũ của mình hơn. Nhân viên hiểu rằng, họ đang đi làm và được trả tiền cho công việc của mình. Và, họ cần phải đảm tuân thủ văn hóa làm việc nếu không muốn bị phạt, trừ lương, thưởng…

Xem thêm: 9 cách quản lý nhân sự giúp tăng tính tự giác cho nhân viên

Thực hiện biện pháp sa thải cuối cùng

Sa thải là phương án bất đắc dĩ nhưng vẫn phải thực hiện nếu sau mọi cách, nhân viên cứng đầu vẫn cứng đầu. Cần phải hiểu một cách khách quan rằng, giữa công ty và nhân viên là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Sẽ có những điều kiện nhất định để duy trì sự hợp tác đó. Nếu một trong hai, hoặc cả hai cùng không đảm bảo điều kiện, việc ngưng hợp tác là điều tất yếu diễn ra.

Tham khảo: Nắm thóp những chiêu trò gian lận của nhân viên bán hàng

Dễ dàng quản lý nhân viên hơn với tính năng quản lý của GoSELL

“Làm sếp khó lắm, phải đâu chuyện đùa”, vừa phải lo làm sao bán được nhiều hàng, vừa phải quản lý nhân viên cấp dưới. Nếu có một đội ngũ tốt thì quả là điều may mắn. Nhưng nếu công ty có những nhân viên cứng đầu, “lươn lẹo” thì không những làm ảnh hưởng xấu đến công việc, thậm chí còn có thể thất thoát tiền bạc, ngân sách.

Các chủ doanh nghiệp có thừa nhận rằng, chúng ta có hàng trăm công việc lớn nhỏ phải xử lý, không thể bao quát từng nhân sự trong công ty, đội ngũ của mình. Sẽ ra sao nếu một cá nhân nào đó có hành vi xấu hoặc thái độ làm việc hời hợt. GoSELL sẽ giúp bạn giải quyết triệt để các vấn đề kể trên với tính năng quản lý, giám sát, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên thông qua phần mềm quản lý nhân viên.

Theo đó, phần mềm này không những theo dõi được sát sao hoạt động của nhân viên trong cửa hàng mà còn quản lý thời gian và năng suất làm việc của từng nhân viên. Dễ dàng theo dõi các hoạt động của họ để đảm bảo mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp và phát hiện nhân viên không trung thực, gây thất thoát cho cửa hàng.

Bạn có thể dựa vào quá trình làm việc của nhân viên thông qua việc kiểm tra lại hiệu suất làm việc của từng nhân viên trong hệ thống quản lý nhân viên. Từ đó sẽ có những phần thưởng và khen ngợi tạo động lực cho các nhân viên có thể phấn đấu nhiều hơn. Dù không trực tiếp có mặt tại chi nhánh, mọi hoạt động của nhân viên đều được cập nhập chi tiết trên phần mềm.

Ngoài ra, tính năng quản lý nhân viên của GoSELL còn có nhiều điểm ưu việt khác, rất cần thiết cho doanh nghiệp của bạn. Hãy liên hệ ngay với GoSELL để được tư vấn và hỗ trợ.

Tags:

Bài viết cùng chuyên mục