Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » B2C là gì? 5 điểm khác nhau giữa B2B và B2C

Kiến thức

B2C là gì? 5 điểm khác nhau giữa B2B và B2C

21 Tháng Sáu, 2023

B2C chính là một nhiều thuật ngữ mà người bán hàng hiện nay cần nắm để thuận tiện cho việc trao đổi buôn bán. Vậy B2C là gì? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu rõ hơn về mô hình này trong bài viết hôm nay nhé!

B2C là gì? 5 điểm khác nhau giữa B2B và B2C

Khái niệm B2C là gì?

B2C là từ viết tắt của Business To Customer – đây là thuật ngữ để chỉ các giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Customer trong chuỗi mô hình B2C là chỉ những người tiêu dùng cá nhân, họ mua sản phẩm để phục vụ các nhu cầu riêng của bản thân và không phát sinh một giao dịch nào khác sau đó.

Khái niệm B2C là gì?
Khái niệm B2C là gì?

Ví dụ: Một cửa hàng bán quần áo online cho khách hoặc cửa hàng tạp hoá, phụ kiện điện thoại, shop hoa bán lẻ sản phẩm cho khách hàng.

Bên cạnh khái niệm B2C, bạn sẽ gặp một thuật ngữ khác B2B để chỉ những giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Xem thêm: Đâu là những mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất hiện nay

Sự khác nhau giữa B2B và B2C là gì?

Sau khi tìm hiểu B2C là gì vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai thị trường B2B và B2C. Vậy nên GoSELL sẽ phân tích cho bạn sự khác biệt giữa hai mô hình này dựa trên các tiêu chí sau:

Đối tượng khách hàng và giá trị đơn hàng

Khách hàng của B2B là những doanh nghiệp, mua hàng hoá số lượng lớn để kinh doanh lại nên giá trị đơn hàng thường rất lớn, phải trải qua nhiều lần đàm phán để ra kết quả. Với khách hàng của mô hình B2C là các cá nhân, giá trị đơn hàng nhỏ vì thế họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh.

Đối tượng khách hàng và giá trị đơn hàng
Đối tượng khách hàng và giá trị đơn hàng

Ví dụ: Thế giới di động là công ty bán lẻ chuyên nhập điện thoại từ các công ty như Apple, Samsung… rồi sau đó bán lại cho người tiêu dùng. Giao dịch giữa Apple và Thế giới di động là giao dịch B2B, còn Thế giới di động bán cho người tiêu dùng cá nhân thuộc B2C.

Website bán hàng

Cả hai mô hình kinh doanh trên đều cần có một thiết kế website bán hàng để giới thiệu sản phẩm của mình đến cho người mua. Giao diện website bên cạnh giỏ hàng, cần có tích hợp các tính năng thanh toán, vận chuyển.

Website bán hàng - B2C là gì?
Website bán hàng

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp B2B, cần nêu rõ về tiểu sử doanh nghiệp, đi kèm video về cơ sở sản xuất để tăng độ uy tín trong mắt khách hàng. Ngoài ra cần có các chính sách bán hàng, nhập hàng, gửi email marketing, báo giá…

Phần giá cả ở website doanh nghiệp B2B có thể để LIÊN HỆ vì có thể thay đổi tuỳ vào số lượng mua hàng, nhập hàng càng nhiều tất nhiên sẽ nhận nhiều ưu đãi hơn.

Đàm phán, kinh doanh

Người mua hàng trong các giao dịch B2C là các cá nhân, mua để phục vụ các nhu cầu riêng của họ nên các quyết định đưa ra cũng nhanh chóng. Tuy nhiên với B2B, số lượng hàng hoá mỗi giao dịch thường lớn, quyết định mua hàng phải trải qua nhiều bước để được phê duyệt.

Đàm phán, kinh doanh
Đàm phán, kinh doanh

Vậy nên doanh nghiệp bán trong mô hình kinh doanh B2B phải cử người có kỹ năng ra đàm phán về giá cả, chất lượng hàng hoá, chế độ hỗ trợ trong thanh toán, vận chuyển, thu hồi nợ… để làm sao thuyết phục được doanh nghiệp mua nhanh chóng ra quyết định.

Quá trình làm marketing sản phẩm

Trong mô hình B2B, khi tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp, các Marketer cần tập trung vào các đặc điểm chức năng của sản phẩm, tài liệu tiếp thị có chiều sâu, mang tính phân tích cao. Ngoài ra, cần chuẩn bị các số liệu để các doanh nghiệp thấy được họ sẽ nhận ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) khi hợp tác với bạn.

Quá trình làm marketing sản phẩm
Quá trình làm marketing sản phẩm

Sau khi hiểu rõ B2C là gì, bạn có thể gây ấn tượng với người mua bằng các hình ảnh bắt mắt về sản phẩm và thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ và đúng trọng tâm. Ngoài ra, có thể tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử, bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo hay trên Shopee, Lazada, Tiki…

Quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng

Với doanh nghiệp B2B bạn cần chăm sóc, nỗ lực tạo mối quan hệ với những công ty, khách hàng đối tác.

Xem thêm: Chăm sóc khách hàng và quản lý khách hàng toàn diện

Còn đối với doanh nghiệp B2C, bạn đánh thẳng vào tâm lý mua hàng của khách hàng mục tiêu bằng cách đưa ra các khuyến mãi, giảm giá, tặng quà đi kèm.

Quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng
Quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng

Mối quan hệ giữa bên mua – bên bán trong mô hình B2B sẽ lâu dài và bền vững hơn so với B2C, tuy nhiên cả hai đều cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng, xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết để khách quay lại mua hàng ở doanh nghiệp mình.

GoSELL hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn B2C là gì cũng như nắm rõ được các điểm khác nhau cơ bản giữa B2C và B2B. Dù theo mô hình kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều có thể tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử để bán hàng tốt hơn.

Hãy lựa chọn một nền tảng quản lý bán hàng tốt, bạn sẽ dễ dàng vận hành và quản lý tốt việc kinh doanh của mình.

Bài viết cùng chuyên mục