Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » 7 Tuyệt chiêu giúp bán hàng trên Website hiệu quả

Kiến thức

7 Tuyệt chiêu giúp bán hàng trên Website hiệu quả

31 Tháng Một, 2024

Thời đại công nghệ lên ngôi đồng nghĩa với việc kinh doanh được mở rộng thêm nhiều cơ hội. Bên cạnh việc kinh doanh qua các cửa hàng vật lý, chúng ta còn có thể tiếp cận khách hàng qua rất nhiều phương thức khác nhau.  Trong đó, bán hàng trên website đã và đang được doanh nghiệp tin dùng và lựa chọn đáng kể. Vậy làm cách nào để bán hàng hiệu quả thông qua website? Cùng GoSELL tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Trước tiên, điều kiện tiên quyết mà bạn cần có trước khi học cách bán hàng trên website hiệu quả, đó là sở hữu cho mình một website bán hàng đạt đầy đủ tiêu chuẩn về tính năng, giao diện, cấu hình,… và có giá trị lâu dài chứ không chỉ nhất thời.

Điều đó có nghĩa là bạn phải khôn ngoan đầu tư đúng mức, đúng chỗ trong bước đầu xây dựng website. Muốn nhà vững, không gì hơn là phải xây móng chắc. Khi đã sở hữu cho mình một website đầy đủ tiêu chuẩn và các tính năng cần thiết, hãy đọc bài này để tham khảo 7 bí quyết giúp doanh nghiệp của bạn bán hàng trên website hiệu quả hơn.

Tuyệt chiêu thứ 1: Xây dựng nội dung website chất lượng

Nội dung trên website được ví như chìa khóa vàng nắm giữ một phần thành công của doanh nghiệp bên cạnh việc tối ưu hóa hay quảng bá website. Vì vậy, việc xây dựng nội dung phải là một trong các mục tiêu hàng đầu nhằm nâng cao uy tín, gia tăng lượng khách hàng tiềm năng cũng như được Google đánh giá cao nếu như nội dung được “chăm sóc” định kỳ. 

Xây dựng nội dung website chất lượng
Xây dựng nội dung website chất lượng

Vì lẽ đó, các nhà doanh nghiệp phải luôn lấy tiêu chí “Content is King” là mục tiêu hàng đầu trong việc xây dựng web, có nghĩa là phải xem xét các nhân tố dưới đây để đảm bảo chất lượng cho trang web của mình:

  • Xác định được nhóm khách hàng mục tiêu ( độ tuổi, giới tính, đặc điểm, sở thích…).
  • Xây dựng nội dung có độ dài phù hợp (không quá dài dòng, lan man nhưng không quá ngắn) và lên các ý tưởng, chủ đề nội dung đa dạng.
  • Có sự thống nhất về font chữ, màu sắc, kích thước.
  • Phân tích sản phẩm, dịch vụ, tập trung điểm nổi trội, khác biệt.
  • Có chèn hình ảnh minh họa, video, infographic sinh động.
  • Tuyệt đối không copy, bắt chước nội dung từ các trang web khác.
  • Phân tích các kết quả từ khóa, tìm kiếm trên google để đưa ra phương pháp thích hợp cho nội dung trang web của mình.

Tuyệt chiêu thứ 2: Quảng bá website

Khi nói về các cách thức quảng bá cho website tức là đang nói đến các chiến lược marketing nhằm tăng độ phổ biến và mức độ tiếp cận của khách hàng cho website. Về các chiến lược marketing, hiện nay chúng ta có 2 loại Marketing có phí và Marketing 0 đồng

Đối với Marketing có tính phí

Nếu khéo léo và tinh tế thì doanh nghiệp vẫn có thể đạt được mục tiêu và hiệu quả đáng kể, vừa tăng độ phủ sóng của doanh nghiệp vừa tạo ra doanh thu thông qua 2 loại:

  • Marketing truyền thống: Là loại marketing có từ lúc Internet chưa bùng nổ, các doanh nghiệp có thể thông qua báo chí, truyền thông, tờ rơi, biển quảng cáo…
  • Marketing hiện đại: Bước vào thời đại kỹ thuật số phát triển rực rỡ, phương thức marketing ngày càng phong phú thông qua Internet có thể kể đến như:
  1. Tối ưu hóa SEO – Nâng cao giá trị website
  2. Dùng phương thức KOL marketing 
  3. Dùng phương thức quảng cáo qua social media ( Facebook, Instagram, Youtube…)
  4. Dùng Google Ads
  5. Quảng cáo trả tiền mỗi click chuột (PPC)

Đối với phương thức Marketing 0 đồng 

  • Email marketing
  • Guest Blog
  • Viral marketing
  • Evergreen content
  • Cross promotion
  • Webinar

Tuyệt chiêu thứ 3: Tạo sản phẩm chất lượng – Định giá phù hợp

Mọi chiến lược hay chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp đều trở nên vô nghĩa nếu sản phẩm hay dịch vụ không đạt được chất lượng theo yêu cầu. Rõ ràng, đến cuối cùng điều giữ chân khách hàng và khiến họ quay trở lại lần nữa phải là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. 

Vì lẽ đó, mục tiêu trọng điểm của doanh nghiệp là tạo ra chất lượng đúng chuẩn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Nâng cao giá trị sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc nâng cao uy tín doanh nghiệp, thậm chí có thể tạo ra ưu thế độc quyền so với các sản phẩm khác nếu làm tốt. 

Bên cạnh đó, giá trị sản phẩm nếu có thể vừa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, vừa có giá cả hợp lý, bình ổn (không quá thấp vì có thể mất giá trị hoặc không quá cao có thể không thu hút được khách hàng) thì doanh thu doanh nghiệp có thể gia tăng một cách tự nhiên.

Tạo sản phẩm chất lượng - Định giá phù hợp
Tạo sản phẩm chất lượng – Định giá phù hợp

Xem thêm: Phân loại và cách tính giá thành sản phẩm trong kinh doanh

Tuyệt chiêu thứ 4: Có chiến lược kinh doanh hợp lý

Chiến lược kinh doanh được xem như là một yếu tố hàng đầu mà các nhà doanh nghiệp phải chú ý trước, trong và tương lai của quá trình hoạt động. Một doanh nghiệp thiếu sót hoặc không có chiến lược kinh doanh hợp lý ví như con thuyền vươn ra biển lớn mà không có cánh buồm.

Đối với việc bán hàng trên website, chiến lược kinh doanh qua các trang web càng phải được chú trọng. Bên cạnh chiến lược kinh doanh lớn và nền tảng, các nhà doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đối với chiến lược thỏa mãn các yêu cầu:

Có chiến lược kinh doanh hợp lý
Có chiến lược kinh doanh hợp lý

Xem thêm: Các nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công

Nghiên cứu đối tượng khách hàng

Độ tuổi, sở thích, giới tính,… là các nhân tố có thể tác động đến tần suất truy cập website

Xây dựng hệ thống dữ liệu rõ ràng

Trong quá trình thiết kế website, hãy đảm bảo website của bạn có thể quản lý được hệ thống các dữ liệu chính xác và hiệu quả, giảm thiểu sai sót hoặc những bất cập trong khâu quản lý.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Tham khảo hay thậm chí học hỏi và rút kinh nghiệm từ các website của đối thủ để phát huy ưu điểm, tối thiểu hóa khuyết điểm và nâng cao ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Xác định mục tiêu chiến lược

Đối với việc bán hàng qua website, doanh nghiệp cũng cần phải đề ra các mục tiêu liên quan như: mức độ truy cập, giá trị website đối với tiêu dùng, năng suất hoạt động của web, mức lợi nhuận thông qua web, nguồn tài chính duy trì web, vị thế của web trên thị trường…

Đánh giá tình hình nội bộ

Bộ phận quản lý website làm việc như thế nào?, Nguồn nhân lực có khả năng quản trị và phát triển website hay không?, Nguồn tài chính quản lý, marketing có ổn định không?

Tuyệt chiêu thứ 5: Chính sách bán hàng hấp dẫn

Bên cạnh các chiến lược kinh doanh qua website, các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến việc phát triển các chính sách bán hàng vừa hấp dẫn khách hàng, vừa mang lại lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Đó là lý do mà bạn phải tham khảo các phương thức dưới đây:

Áp dụng các chính sách ưu đãi 
Áp dụng các chính sách ưu đãi

Áp dụng các chính sách ưu đãi 

Chắc chắn rằng “ưu đãi” là một trong các yếu tố quan trọng trong công thức bán hàng trên website hiệu quả của hầu hết các doanh nghiệp. Thông qua các chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp dễ dàng trong việc thu hút lượng lớn khách hàng và gia tăng sự quay lại của khách hàng cũ. Quan trọng nhất là việc các doanh nghiệp phải thật sự khôn khéo trong việc lựa chọn các hình thức ưu đãi, vừa không làm giảm doanh thu, vừa thu hút khách hàng như: 

  • Quà tặng miễn phí: có thể tặng kèm cho khách hàng những món quà vừa và nhỏ theo giá trị của đơn hàng tặng kèm hoặc các mặt hàng tồn kho cần thanh lý.
  • Miễn phí vận chuyển: Ngày nay, khi dịch vụ shipping ngày càng đa dạng và phát triển thì việc áp dụng chính sách freeship là một bước đi khôn ngoan.
  • Giảm giá theo con số %: 5%, 10%, 20%, 30%, 50%, 70% là một trong các con số được rất nhiều các doanh nghiệp ưa chuộng. 

Lưu ý: Đối các doanh nghiệp kinh doanh qua website, có thể áp dụng các chính sách ưu đãi qua các chương trình như quà tặng miễn phí cho khách hàng chia sẻ trang web, ưu đãi 30% cho khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ lần thứ 2, áp dụng mã khuyến mãi khi giới thiệu, miễn phí vận chuyển cho người truy cập trang web lần đầu tiên…Có thể thấy việc áp dụng các chính sách ưu đãi đem lại lợi ích 2 chiều, vừa cho doanh nghiệp, vừa cho cả khách hàng.

Xem thêm: 8 Tuyệt chiêu ưu đãi và khuyến mãi giúp tối ưu lợi nhuận

Xây dựng nội dung bán hàng phù hợp với đối tượng khách hàng

Trước khi bước vào quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu thiết lập cho mình nhóm khách hàng mục tiêu cũng như phân khúc thị trường liên quan. Vì lẽ đó, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng cho mình các nội dung bán hàng thích hợp nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu, tránh lan man, lạc đề gây nhàm chán với khách hàng.

Ví dụ đối với doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng rượu vang cao cấp:

  • Giới tính: Nam (80%)/ Nữ(20%)
  • Độ tuổi: ( 30-55)
  • Tầng lớp xã hội: Trung lưu trở lên
  • Thu nhập: 15 triệu trở lên
  • Sở thích: Sưu tầm các loại rượu lâu năm, nổi tiếng, ngon, hay mua rượu làm quà, không bận tâm giá cả

Sau khi đã xây dựng xong nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần đảm bảo việc chuẩn bị nội dung sản phẩm, giá cả, phân loại hợp lý nhằm thu hút các quý ông trong tầng lớp trung lưu.

Dịch vụ hậu mãi

Bên cạnh các chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp cũng cũng cần lưu ý đến việc xử lý các vấn đề liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Thông qua website, các doanh nghiệp có thể phát triển các chính sách dịch vụ hậu mãi thông qua các bài blog hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn các trường hợp đổi trả qua Internet.

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, sức mạnh truyền miệng thì việc củng cố dịch vụ hậu mãi chất lượng sẽ củng cố niềm tin, nâng cao uy tín doanh nghiệp. Thêm vào đó, dịch vụ hậu mãi còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo lập khách hàng mới.

Tuyệt chiêu thứ 6: Cập nhật phương thức và công cụ chăm sóc khách hàng

Cập nhật phương thức và công cụ chăm sóc khách hàng
Cập nhật phương thức và công cụ chăm sóc khách hàng

Đào tạo bộ phận chăm sóc khách hàng và đội ngũ sale

Nhiều người thường nghĩ việc đào tạo bộ chăm sóc và đội ngũ sale hiệu quả chỉ dành cho các cửa hàng offline hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Trong kỷ nguyên số, việc khách hàng ghé thăm trực tiếp các cửa hàng cũng có thể không sánh bằng với lượng khách truy cập online website của cửa hàng.

Vì vậy, việc chăm sóc các thượng đế cần được triển khai theo diện rộng, đa dạng ở cả mảng đào tạo đội ngũ tư vấn viên online chuyên nghiệp. Bên cạnh việc chăm sóc khách hàng, nhân sự trực website cũng cần phải hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ, chuyên môn. Khi nói chuyện hay tư vấn cho khách hàng cần có nội dung hợp lý, súc tích nhưng không quá ngắn hoặc quá dài.

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc khách hàng để thúc đẩy khách hàng quay trở lại

Lắng nghe khách hàng

Bên cạnh việc chăm sóc khách hàng, việc lắng nghe khách hàng cũng được xem là yếu tố quan trọng giúp gia tăng sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Chấp nhận lắng nghe những phản hồi dù tốt hay xấu, dù khen hay chê đều phải chân thành. 

Thêm vào đó, doanh nghiệp phải luôn trong trạng thái hỗ trợ, chăm sóc khách hàng mọi lúc, mọi nơi, không giới hạn không gian, thời gian và mở rộng lãnh thổ toàn cầu. Vì lý do đó, doanh nghiệp nên xây dựng các website có hỗ trợ các công cụ chăm sóc khách hàng 24/7  nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng như:

  • Live chat: là công cụ rất được các doanh nghiệp ưa chuộng, đảm bảo sự toàn diện trong trải nghiệm khách hàng, gia tăng cơ hội bán hàng, tỉ lệ tương tác và chuyển đổi.
  • Chat bot: công cụ giúp doanh nghiệp tự động hóa trả lời tin nhắn, comment, chatweb 24/7 thể hiện mức độ chuyên nghiệp như một nhân viên CSKH

Tuyệt chiêu thứ 7: Cổng thanh toán tiện lợi

Có thể nói rằng việc thanh toán trên các giao dịch thương mại điện tử hiện nay còn rất nhiều trở ngại và là một trong các lý do khách hàng thường ái ngại trong việc mua sắm trên website. Nắm bắt được tình hình đó, các doanh nghiệp nên tích hợp cho website của mình cồng thanh toán để đảm bảo tính an toàn, chuyên nghiệp và thuận tiện cho quá trình trải nghiệm của khách hàng.

Cổng thanh toán thực chất là quá trình chuyển-nhận tiền giữa bên mua (khách hàng) và bên bán (doanh nghiệp, website) nhanh chóng, an toàn qua vài cái click chuột. Qua đó, cổng thanh toán trên website phải luôn kết nối sẵn và chặt chẽ với các kênh thanh toán online phổ biến (Visa/Mastercard, Credit card, Charge card,…)

Ngoài ra khi trang bị cổng thanh toán trên website, doanh nghiệp còn có thể dễ dàng quản lý các hoạt động kinh doanh dễ dàng, dễ dàng xử lý các giao dịch, kiểm soát báo cáo tài chính. Đảm bảo việc tiết kiệm thời gian, công sức cho các doanh nghiệp.

Hi vọng các chia sẻ trên đây của GoSELL sẽ giúp bạn bán hàng trên website hiệu quả và đạt được doanh số như mong muốn. Đừng quên thiết kế một website thật chuyên nghiệp để quá trình bán hàng được thuận lợi hơn.

Bài viết cùng chuyên mục