Trang chủ » Chia sẻ kinh nghiệm » 2 LOẠI SAI LẦM CƠ BẢN TRONG KINH DOANH MÀ DOANH NGHIỆP THƯỜNG MẮC PHẢI (tiếp theo)

Chia sẻ kinh nghiệm

2 LOẠI SAI LẦM CƠ BẢN TRONG KINH DOANH MÀ DOANH NGHIỆP THƯỜNG MẮC PHẢI (tiếp theo)

18 Tháng Ba, 2020

Ở bài viết trước, chúng ta đã được hiểu rõ về loại sai lầm đầu tiên mà các doanh nghiệp thường gặp phải, 7 SAI LẦM LÝ TÍNH dẫn đến tính thành bại của doanh nghiệp. Để có cái nhìn bao quát và cụ thể hơn, bài viết dưới đây xin nói tiếp tục về loại sai lầm còn lại, SAI LẦM CẢM TÍNH.

CÁC SAI LẦM CẢM TÍNH MÀ DOANH NGHIỆP THƯỜNG MẮC PHẢI

Trái với SAI LẦM LÝ TÍNH thì SAI LẦM CẢM TÍNH lại liên quan đến các yếu tố tình cảm hoặc tinh thần. Không còn liên quan đến các yếu tố lý trí trong kinh doanh, loại sai lầm này thường phản ánh các chính sách quản lý, hệ thống điều hành, phẩm chất doanh nghiệp, mối quan hệ giữa người điều hành và nhân viên. Một lần nữa khẳng định lại rằng, nếu doanh nghiệp của bạn đang mắc phải các sai lầm dưới đây, nghĩa là đang mắc phải sai lầm cảm tính.

1- Hệ thống điều hành bất cập

Có thể nói rằng, hệ thống điều hành của một doanh nghiệp được ví như đầu tàu của một đoàn xe lửa nối đuôi phía sau. Nếu đầu tàu vững lái, điều hành hợp lý, đúng hướng và rẽ ngã nhịp nhàng, đoàn tàu phía sau sẽ vững bước. Tuy nhiên, nếu đầu tàu bấp bênh hay không thể trụ vững, kết cục của đoàn tàu phía sau thì dễ ai cũng có thể đoán. 

Muốn một doanh nghiệp vững mạnh, đòi hỏi hệ thống quản lý và điều hành phải được xây dựng một cách có tổ chức, hợp lý, hiệu quả, rõ ràng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và đạt được nguyên tố đồng thuận số đông. Trong đó, hệ thống quản lý phải đạt được các nguyên tắc đã được thỏa thuận về 

– Quy chế quản trị

– Cơ cấu tổ chức – chức năng nhiệm vụ

– Hệ thống quản trị tài chính

– Hệ thống quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh

– Hệ thống quản trị nguồn lực

– Hệ thống quản trị hành chính

Nếu như hiện tại, doanh nghiệp của bạn chưa đạt được sự đồng bộ, thiếu tính nhất quán, chưa quy định rõ ràng, rành mạch trong hệ thống điều hành thì doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhanh chóng, tránh việc bất cập dẫn đến các mâu thuẫn nội bộ.

2- Quá phụ thuộc vào một nguồn khách hàng

Thời đại công nghệ lên ngôi, Internet bùng nổ đã đẩy mạnh sự phát triển đa dạng của các chính sách marketing. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp thời nay đều có xu hướng phụ thuộc vào công nghệ – hay nguồn khách hàng từ công nghệ quá nhiều. Thay vì cố gắng nghĩ ra các phương pháp hoàn thiện sản phẩm, chất lượng dịch vụ, lời nói, thái độ… nhằm tạo ra sự liên kết giữa người và người, một số doanh nghiệp chỉ tích cực phụ thuộc vào công cụ công nghệ, hay nguồn khách “online”, thờ ơ với khách “offline”.

Một số doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải sai lầm trong việc khiến doanh nghiệp của mình có sự phụ thuộc đáng kể thậm chí quá nhiều vào một nguồn khách hàng. Các doanh nghiệp nên cố gắng xây dựng nguồn khách hàng đa dạng, hơn là chỉ chăm chăm vào một nguồn khách hàng xác định nhằm giảm sự lệ thuộc. Đây là một trong các yếu tố giúp doanh nghiệp tăng cao giá trị thương hiệu cũng như gia tăng nguồn khách đa dạng cho mình.

3- Chi tiêu không hợp lý – chi tiêu quá mức

Một số doanh nghiệp thường mắc phải sai lầm trong vấn đề chi tiêu khi đang trong quá trình vận hành và hoạt động. Chi tiêu là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, cho nên nếu chi tiêu không hợp lý hoặc vung tay qua trán, doanh nghiệp cũng nằm trong nguy cơ đáng lo ngại.

Các loại chi phí từ nhỏ đến lớn, gồm chi phí nhân viên; quản lý; vật liệu quản lý; đồ dùng văn phòng; khấu hao tài sản cố định, dự phòng, dịch vụ mua ngoài; tiền lương nhân viên; tiền công; tiền bảo hiểm,…. đều phải được doanh nghiệp tính toán hợp lý và cẩn thận, tránh việc phung phí nhằm giảm thiếu hụt.

4- Tự hài lòng với kết quả 

Ở đây, chắc hẳn cũng có người đã nghe về câu chuyện ngụ ngôn chiến mã và con lừa già. Thành công ban đầu của các doanh nghiệp có thể được ví như sức trẻ khỏe khoắn của con chiến mã, do đó, nếu như không tiếp tục phát huy sức mạnh mà lại chủ quan, tự mãn thì chẳng mấy chốc, thắng lợi ban đầu dần dần nguội tắt. Doanh nghiệp cũng sẽ từ chiến mã lại hóa thành ngựa già ngậm đắng thất bại không thể xoay chuyển được nữa.

Tự mãn với thành công trước mắt luôn là các trở ngại khiến các doanh nghiệp khó có thể vươn đến các thành công lớn hơn. Nếu chỉ hài lòng với kết quả tạm thời, rất dễ để cho các doanh nghiệp ít đi sự cố gắng hay thụ động trong các kế hoạch tương lai. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn xây dựng tinh thần khiêm tốn, không tự mãn và tinh thần không ngừng làm việc và học hỏi, phấn đấu cho các kế hoạch tiếp theo.

Đó có thể thấy là các sai lầm cảm tính mà các doanh nghiệp thường mắc phải khiến cho họ khó có thể đạt được sự phát triển bền vững. Nếu như doanh nghiệp của bạn đang mắc phải các sai lầm trên, hãy nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch để chấn chỉnh kịp thời và tránh những hậu quả đáng tiếc. 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết cùng chuyên mục